Nữ sinh xinh xắn, học "siêu" giỏi ở lĩnh vực cánh mày râu chiếm đa số

Tuổi trẻ
Xinh xắn, học giỏi, đam mê nghiên cứu khoa học và năng nổ trong công tác Đoàn là những từ khóa khi nói về Hoàng Lê Diệu Hường, sinh viên năm cuối, ngành Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Diệu Hường vừa làm giàu thêm bảng thành tích với phần thưởng “Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực Khoa học công nghệ” năm 2019 do Trung ương Đoàn trao tặng.

Nhiều đề tài phục vụ cuộc sống

Mẹ Hường là giáo viên Toán nên từ nhỏ cô gái đã thích học môn này. Khi chọn ngành Hường cũng dựa theo sở thích học Toán, Lý và quyết định “đầu quân” vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bước vào môi trường kỹ thuật nổi tiếng, thậm chí “khó nhằn” nhưng Diệu Hường khiến cánh mày râu chiếm số đông ở Bách khoa nể phục khi vượt qua các môn học khá nhẹ nhàng và giành nhiều thành tích như: Điểm học tập 3.64/4; IELTS 7.0; TOEIC 845/900; Nhận học bổng tài năng của trường.

Diệu Hường bật mí: “Mình nghĩ rằng việc xác định mục tiêu và quyết tâm chinh phục nó là rất quan trọng. Vì vậy, mình luôn lập kế hoạch trong bất kỳ việc gì”.

Năm thứ hai đại học, Hường bén duyên với nghiên cứu khoa học. Cô gái trẻ đã thực hiện nhiều đề tài như: “Hệ thống thông minh IoT cho nông nghiệp”; “Sử dụng trí tuệ nhân tạo nhận diện cảm xúc”; “Thiết kế nhúng mạng nơ ron lên phần cứng”…

Đề tài khiến Diệu Hường tâm đắc nhất chính là “Cải thiện chất lượng truyền phát video qua mạng”. Đề tài này, cô gái trẻ thực hiện dưới sự hướng dẫn của các thầy cô hợp tác giữa trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Aizu, Nhật Bản.

Theo Hường, trong những năm gần đây việc học và họp trực tuyến đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt trong dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng truyền phát video qua mạng chưa tốt như giật lag, đứng hình, video mờ... khiến cho khả năng tương tác giữa thầy trò và đồng nghiệp kém hiệu quả.

“Đề tài nghiên cứu của mình hướng tới giải quyết các vấn đề này. Khi chất lượng truyền video qua mạng tốt đồng nghĩa việc học và họp trực tuyến trở nên hiệu quả và phổ biến hơn. Nhu cầu đi lại của con người sẽ giảm, từ đó ô nhiễm môi trường cũng giảm đáng kể”, Diệu Hường chia sẻ.

Với những đề tài nghiên cứu thiết thực cho cuộc sống, Hường đã nhận được giải thưởng cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ; Phần thưởng “Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực Khoa học công nghệ”. Đó là những phần thưởng hướng đến khuyến khích sinh viên có đóng góp trong nghiên cứu và hoạt động xã hội.

Với Hường, đó còn là nguồn động viên tinh thần để cô thêm tự tin trong nghiên cứu khoa học.

“Mình nghĩ nghiên cứu khoa học ở sinh viên là việc không dễ dàng. Để nghiên cứu khoa học hiệu quả, chúng ta cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý vì khối lượng học tập trên giảng đường đã khá nặng. Cùng với đó, sinh viên cần linh hoạt và thích nghi nhanh với các kiến thức. Việc nghiên cứu yêu cầu tư duy tạo ra thứ mới thay vì chỉ học theo cái có sẵn”, Hường cho biết.

Năng nổ hoạt động Đoàn

Lớp Điện tử viễn thông của Hường chỉ có 3 bạn nữ. Tuy nhiên cô gái này đã chứng minh “ít nhưng không yếu” khi có thể “cân” được rất nhiều việc cùng lúc.

Từ năm đầu đại học, Hường đã tham gia Ban Thanh niên tình nguyện của Đoàn trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại đây, cô gái trẻ tham gia lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho sinh viên trong trường như: Tiếp sức mùa thi, hiến máu tình nguyện...

Diệu Hường cũng tham gia đội truyền thông BTN Media, nơi thiết kế sản phẩm và ghi hình cho các sự kiện. Tại Liên chi Đoàn Viện Điện tử - Viễn thông, cô gái trẻ góp mặt trong Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học, tổ chức cuộc thi và khóa học chuyên ngành. Ngoài ra, Hường cũng đã tham gia một số hoạt động trao đổi sinh viên như tại trường Temasek Polytechnic (Singapore), trường Chung-ang và KAIST (Hàn Quốc).

“Qua những hoạt động này mình thấy lớn hơn cả về tư duy và thế giới quan. Đây cũng là môi trường để mình rèn luyện, có ý thức hơn về trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng và đất nước. Nếu chúng ta làm việc bằng đam mê sẽ không khó để cân bằng thời gian cho cả việc học và tham gia hoạt động Đoàn, Hội”, Hường tâm sự.

Sau khi tốt nghiệp, Hường dự định sẽ học tiếp bậc cao học tại nước ngoài trong một vài năm. Sau đó, cô sẽ trở về Việt Nam làm công việc của một kỹ sư nghiên cứu và phát triển trong ngành Điện tử - Viễn thông.

Diệu Hường cho biết thêm, ở Viện Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa có 5% là nữ. Tuy nhiên, quan điểm học Bách khoa sẽ khô, khó với nữ là định kiến cần được xóa bỏ. Học kỹ thuật không có điểm nào cản trở sự phát triển của các bạn nữ trong ngành này.

“Mình nhận thấy khi học phổ thông có nhiều bạn nữ thích Toán, Lý nhưng khi chọn ngành nghề lại vì định kiến xã hội mà không dám đăng ký học kỹ thuật. Sau 5 năm, mình thấy rằng học kỹ thuật không có gì khó hơn học Toán, Lý. Vì vậy, các bạn đam mê ngành nào hãy tự tin thực hiện. Vượt qua khó khăn chúng ta sẽ thu về quả ngọt”, Hường cho biết.

https://tuoitrethudo.com.vn/nu-sinh-xinh-xan-hoc-sieu-gioi-o-linh-vuc-canh-may-rau-chiem-da-so-d2086518.html
“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024" với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, bao gồm: "Ba tiên phong, sáu trọng tâm".
Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ những công việc đơn giản đến những lĩnh vực phức tạp. Sự phát triển vượt bậc của AI khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, vẫn có "pháo đài" nghề nghiệp mà AI khó có thể thay thế con người, nơi sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội đóng vai trò then chốt.
Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sáng của lòng nhân ái. Với tấm lòng bao dung và sự kiên trì, chị đã mang đến hàng ngàn bữa ăn ấm áp cho những người vô gia cư, lao động nghèo và bệnh nhân khó khăn…
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.
"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.