Tháng ngâu không còn là "vùng trũng" trên thị trường bất động sản

Bất động sản
Trong giới đầu tư địa ốc, tâm lý e ngại, kiêng kỵ tháng 7 âm lịch đã giảm đi đáng kể khi ngày càng có nhiều người coi đây là tháng "lợi đơn lợi kép" khi mua bất động sản, với những cách nhìn nhận toàn diện và có căn cứ hơn.

Tháng ngâu năm 2020 được đánh giá là "đặc biệt" hơn các năm trước bởi có thêm những ảnh hưởng phức tạp từ Covid -19. Tuy nhiên, theo một số nhà kinh doanh sành sỏi, đây vẫn có thể xem là thời điểm vàng "có một không hai" để đầu tư bởi nhiều lý do.

Thời điểm "vàng" để đầu tư

Trước hết, đó là các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, hỗ trợ thanh toán được các chủ đầu tư kết hợp đại lý phân phối triển khai mạnh tay hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh các chính sách chiết khấu lên tới 10- 20%, nhiều doanh nghiệp giới thiệu các gói cho vay ưu đãi linh hoạt, với lãi suất và chính sách trả trước hạn "dễ thở" hiếm có.

Đơn cử, FLCHomes (thương hiệu phát triển mảng BĐS đến từ hệ sinh thái của FLC) vừa ra mắt chương trình ưu đãi chiết khấu "khủng" lên tới 32% đối với các sản phẩm "hot" đang được doanh nghiệp này phân phối trên nhiều thị trường trọng điểm như Hạ Long, Quy Nhơn, Sầm Sơn, Đồng Tháp… Hoặc một doanh nghiệp lớn khác trong ngành địa ốc đang ra mắt combo mua nhà kèm xe với những gói vay thời hạn dài và nhiều hỗ trợ đa dạng, với khoản trả góp chỉ gần 17 triệu/tháng.

"Tháng ngâu mọi năm là cơ hội để nhà đầu tư như tôi nhận được chính sách chiết khấu bán hàng rất tốt từ chủ đầu tư. Năm nay, dự kiến các chính sách thậm chí sẽ còn hấp dẫn hơn. Đối với đầu tư thì tính thời điểm là yếu tố quyết định, nếu chậm có thể sẽ không bao giờ có lại cơ hội nữa", anh Nguyễn Quốc Hùng, một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội đã theo dõi thị trường địa ốc mùa ngâu nhiều năm nay, cho biết.

Bên cạnh yếu tố ưu đãi, tháng ngâu năm nay cũng mang đến nhiều thuận lợi cho khách hàng khi thị trường đang đón đầu nhiều chính sách pháp lý khơi thông về đất đai, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp trong thời Covid, đi cùng lãi suất vay giảm, xu hướng hồi hương của Việt kiều và sự đổ bộ không ngừng của dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Bài toán đường dài

Phân tích ở góc độ dài hạn, đầu tư BĐS là bài toán kinh tế đường dài. Nhà đầu tư nên xem xét bức tranh tổng quan về thị trường, tài chính của bản thân và nhu cầu đầu tư để "xuống tiền" ở thời điểm phù hợp, tránh đánh mất cơ hội vì những kiêng kị thiếu cơ sở.

Theo số liệu từ Bộ xây dựng, trong quý 1/2020, thị trường địa ốc chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 khi có tới 80% sàn giao dịch BĐS tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên từ đầu quý II/2020 tới nay, các sàn giao dịch BĐS đã phục hồi nhanh chóng và hầu hết đã hoạt động trở lại. Tính đến thời điểm này ước tính khoảng 15% sàn vẫn phải đóng cửa hoạt động, nhưng số lượng sàn thành lập mới tăng khoảng 20%.

Như vậy, số lượng sàn giao dịch BĐS hoạt động gần như không thay đổi, thậm chí có xu hướng tăng, tập trung phát triển mạng lưới bán hàng tinh gọn, chuyên nghiệp, theo chiều sâu chứ không theo chiều rộng, ồ ạt, đại trà như trước kia, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho hay.

Đối với khách hàng, thực tế cho thấy trái ngược với nỗi lo của nhiều người, nhu cầu đầu tư ở một số phân khúc thậm chí tăng hơn so với giai đoạn trước, đặc biệt tại các các tỉnh thành giáp ranh 2 đô thị trung tâm là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như: Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bình Dương, Long An… theo số liệu từ batdongsan.com.vn.

Tháng ngâu không còn là vùng trũng trên thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Tâm lý e ngại, kiêng kỵ tháng 7 âm lịch đã giảm đi đáng kể đối với các nhà đầu tư bất động sản

Từ quý II, lượng tin đăng và mức độ quan tâm BĐS tăng vượt trội, nếu Long An, Bình Dương tăng từ 21 - 54% thì Hòa Bình, Vĩnh Phúc tăng 41% - 77% nhu cầu tìm kiếm nhà đất so với quý trước, Phó Giám đốc batdongsan.com.vn Nguyễn Quốc Anh thông tin.

Như vậy, xét trên cả ba yếu tố là chủ đầu tư, đại lý phân phối và khách hàng, BĐS vẫn cho thấy những tín hiệu tích cực và nguồn cầu dồi dào bất chấp nhiều thách thức đến từ diễn biến phức tạp của đại dịch. Đây cũng là một trong những kênh đầu tư được cho là an toàn và tiềm năng nhất trong dài hạn.

Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, mặc dù tác động của Covid-19 được dự báo sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2020, nhưng thị trường BĐS sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo 2021 - 2022. Đây là thời điểm khó khăn với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung, tuy vậy, với một bộ phận nhóm các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm thì đây lại là cơ hội lớn.

Đôi khi sự chần chừ của người này lại là cơ hội tốt để người khác bứt phá. Chính vì vậy, tận dụng tháng ngâu để đầu tư bất động sản đang là hướng đi được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hiện nay.

https://diaoc.nld.com.vn/dia-oc/thang-ngau-khong-con-la-vung-trung-tren-thi-truong-bat-dong-san-20200819201408323.htm
Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai liên quan đến việc triển khai các dự án nối dài metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024 - 2035.
Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 251/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Dự án).
Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở (dự án thí điểm).
Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, trong giai đoạn 2024 - 2025, thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư một số dự án phân bố đều khắp 7 quận, huyện. Thành phố đáp ứng được mục tiêu 20.000 nhà ở xã hội, đồng thời đáp ứng được chỉ tiêu 6.400 căn nhà ở xã hội mà Trung ương giao.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.