Toan tính của Trung Quốc khi đòi chủ quyền khu bảo tồn Sakten (Bhutan)

Thời sự
Động thái của Trung Quốc được cho là nhằm ép buộc Bhutan chấp nhận một thỏa thuận biên giới có lợi cho Bắc Kinh, đồng thời gây thêm sức ép với Ấn Độ.

Việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với khu bảo tồn thiên nhiên Sakteng ở phía Đông của Bhutan không chỉ đơn thuần là hành động đơn phương về biên giới lãnh thổ. Động thái này được cho là nhằm ép buộc quốc gia nhỏ bé trên dãy Himalaya này chấp nhận một thỏa thuận biên giới có lợi cho Trung Quốc, đồng thời gây thêm sức ép với Ấn Độ - nước cũng đang có tranh chấp với Trung Quốc.

doi chu quyen voi khu bao ton bhutan: trung quoc tiep tuc tan cong an do hinh 1
Khu bảo tồn thiên nhiên Sakteng, nơi chưa từng có tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc. Ảnh: KT

Khi mà cuộc đối đầu với Ấn Độ tại vùng biên giới tranh chấp vẫn chưa được giải quyết, Trung Quốc lại tiếp tục gây thêm sự chú ý với việc tuyên bố chủ quyền với khu vực vốn thuộc lãnh thổ một quốc gia láng giềng khác là Bhutan.

Tại hội nghị trực tuyến của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) diễn ra trong 2 ngày 2-3/6 để ra quyết định tài trợ cho các dự án môi trường trên toàn thế giới, Trung Quốc đã nêu ra yêu sách chủ quyền với khu bảo tồn thiên nhiên Sakteng ở huyện Trashigang, Bhutan.

Khi Hội đồng GEF thảo luận về nguồn ngân sách cho khu bảo tồn Sakteng nằm giáp biên giới Ấn Độ và Trung Quốc, thành viên phía Trung Quốc phản đối với lý do khu bảo tồn nằm trong khu vực tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc. Phía Bhutan và GEF ngay lập tức bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc.

Trong quyết định cuối cùng, Hội đồng GEF cũng đã phê duyệt dự án này. Tuy nhiên, động thái của Trung Quốc khiến dư luận chú ý. Khu bảo tồn thiên nhiên Sakteng nằm ở phía Đông của Bhutan, có diện tích 650 km vuông là nơi chưa từng ghi nhận các tranh chấp chủ quyền giữa Bhutan và Trung Quốc.

Khu vực chưa từng có tranh chấp

Theo các tường thuật từ cuộc họp này, đại diện của Trung Quốc phát biểu: “Với quan điểm rằng Khu bản tồn thiên nhiên hoang dã Sakteng trong dự án ID10561 nằm trên các khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, và đang thuộc kế hoạch đàm phán biên giới giữa hai nước, Trung Quốc phản đối và không tham gia quyết định của Hội đồng [GEF] về dự án này”.

Ngay sau đó, thành viên của Hội đồng GEF đại diện cho nhóm nước gồm Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Malpes và Sri Lanka đã đưa ra quan điểm của Bhutan về vấn đề này.

“Bhutan hoàn toàn bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Hội đồng GEF. Khu bảo tồn thiên nhiên Sakteng là phần lãnh thổ có chủ quyền và không thể tách rời của Bhutan. Trong các cuộc thảo luận về biên giới giữa Bhutan và Trung Quốc, đây chưa từng được coi là khu vực có tranh chấp”, tuyên bố nêu rõ.

Bhutan sau đó đã chuyển quan điểm này tới Trung Quốc thông qua Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi (Ấn Độ), do hai nước chưa mở đại sứ quán ở thủ đô của nhau. Trung Quốc và Bhutan đã tổ chức được 24 vòng đàm phán về vấn đề biên giới từ năm 1984 đến năm 2016. Bhutan cho biết nếu Bắc Kinh nêu ra vấn đề này trong các vòng đàm phán sắp tới, Thimphu sẽ phản đối yêu sách này.

doi chu quyen voi khu bao ton bhutan: trung quoc tiep tuc tan cong an do hinh 2
Bản đồ các khu vực có tranh chấp lãnh thổ giữa Bhutan và Trung Quốc. Ảnh: Twitter

Cựu đại sứ Ấn Độ tại Bhutan, V P Haran cho biết, đây là bước tiến mới gây ngạc nhiên. Sakteng hay bất cứ vùng nào ở Đông Bhutan đều chưa từng có tranh chấp.

“Sakteng còn nằm cách xa biên giới Trung Quốc. Chỉ có khu vực tại biên giới ở phía Bắc – tại Pasamlung và Jakarlung, và phía Tây – tại Doklam cùng một số khu vực tiếp giáp ở phía Đông là có tranh chấp”, ông Haran nói.

Răn đe ‘bên thứ Ba’

Vấn đề biên giới giữa Bhutan và Trung Quốc đã vượt qua khuôn khổ cuộc họp của GEF theo sau các phát biểu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Hôm 4/7, trong một tuyên bố gửi văn phòng của báo Hindustan Times của Ấn Độ ở Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan sẽ không bao giờ bị xác định giới hạn. Vẫn đang có những tranh chấp ở các vùng phía Đông, ở trung tâm và phía Tây trong thời gian dài và không có thêm các khu vực tranh chấp mới. Trung Quốc luôn luôn hướng tới các gói giải pháp thông qua đàm phán cho vấn đề biên giới.”

Thông báo đưa ra bằng tiếng Quan thoại còn nhấn mạnh rằng "bên thứ Ba không nên can dự" vào vấn đề này – dường như để nhắc tới Ấn Độ.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết đang theo dõi chặt chẽ yêu sách mới này, bởi New Delhi mới chỉ ghi nhận Trung Quốc và Bhutan có tranh chấp tại hai điểm ở phía Bắc và Tây. Hai nước cũng chưa có cuộc gặp gỡ mới nào kể từ năm 2017, khi Ấn Độ và Trung Quốc có vụ đối đầu tại cao nguyên Doklam.

Ấn Độ đang rất cảnh giác trước các tranh chấp chủ quyền mới sau khi Nepal, một nước láng giềng khác vừa tiến hành sửa đổi Hiến pháp để tuyên bố chủ quyền với 3 khu vực mà Ấn Độ đang kiểm soát. Giới quan sát tại Ấn Độ có chung nhận định, việc đưa ra tuyên bố chủ quyền với khu bảo tồn tại Bhutan là động thái mở "mặt trận" mới nhằm vào New Delhi.

Yêu sách chủ quyền mới nhất của Trung Quốc được cho là một phần trong chiến thuật lớn hơn của Bắc Kinh nhằm gây áp lực với các nước láng giềng nhỏ hơn, đe dọa các nước này trước các ý định xích lại gần quan hệ với Ấn Độ.

Cần nhắc lại là năm 2017, khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến vào cao nguyên Doklam – phần lãnh thổ của Bhutan, Ấn Độ đã phải đưa quân đội tới đây để ngăn chặn Bắc Kinh xây dựng một con đường tới dãy núi Jhampheri. Cuộc đối đầu kéo dài tới 72 ngày trước khi các bên khôi phục nguyên trạng. Câu chuyện được lặp lại trong năm nay khi có nhiều báo cáo cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu khởi công một đường khác dọc theo tuyến Torsa/Amochu, dường như nhằm cân bằng lại hành lang Siliguri của Ấn Độ.

Trả lời tờ The Indian Express, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Ashok Kantha, người hiện là giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc cho rằng đây là một phần trong mô hình của Trung Quốc nhằm theo đuổi các yêu sách chủ quyền gây tranh cãi của mình, cả mới và cũ, nhằm vào các nước láng giềng, cả trên bộ lẫn trên biển”./.

https://vov.vn/the-gioi/toan-tinh-cua-trung-quoc-khi-doi-chu-quyen-khu-bao-ton-sakten-bhutan-1067831.vov
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.
Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta tự hào về Đảng quang vinh và sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết
Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.