4 thói quen uống trà cực kỳ hại, đặc biệt là thói quen đầu tiên có thể gây ung thư

Sức khỏe
Uống trà là sở thích của nhiều người Việt nhưng không ít người đang uống trà sai cách gây tổn hại tới sức khỏe.

Trà là một trong ba loại đồ uống chính trên thế giới, ở Việt Nam, văn hóa uống trà cũng đã có từ lâu đời. Uống trà rất tốt cho cơ thể, đồng thời có thể thư giãn tâm trạng nên nhiều người có sở thích uống trà.

Đồng thời, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà, đặc biệt là trà xanh và trà đen có thể giúp ích cho việc duy trì hệ thống tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não.

4 thói quen uống trà cực kỳ hại, đặc biệt là thói quen đầu tiên có thể gây ung thư - Ảnh 1

Những lợi ích sức khỏe của việc uống trà

Caffeine trong trà có thể làm tăng lưu thông máu, kích thích hệ thần kinh trung ương, tiếp thêm sinh lực cho con người, xua tan cơn buồn ngủ và giảm mệt mỏi.

Trà (đặc biệt là trà đen) có chứa flavonoid, là chất chống oxy hóa có thể làm giãn mạch máu động mạch, tăng tính đàn hồi của động mạch, và cuối cùng là cải thiện khả năng cung cấp máu cho tim. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các polyphenol trong trà và các oxit của chúng trong trà có thể hấp thụ một số chất phóng xạ, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do bức xạ, và cũng có lợi cho việc sửa chữa các tế bào bị tổn thương. Vì vậy, uống trà có lợi cho sức khỏe tim mạch và có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não ở một mức độ nhất định.

Khi tuổi càng cao thì trí nhớ của người già giảm sút rất nhiều, uống trà có thể giúp người già cải thiện trí nhớ. Điều này là do các axit amin, khoáng chất và polyphenol trong trà có tác dụng bảo vệ não nhất định và có thể cải thiện trí nhớ của con người ở một mức độ nhất định.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều người có một số thói quen uống trà có thể mang lại những nguy hại cho sức khỏe.

Bốn thói quen uống trà có hại

1. Thích uống trà rất nóng

Một số người thích pha trà trong nước sôi, nhưng thay vì đợi trà nguội bớt, họ lại mau chóng thưởng thức luôn trà nóng hoặc thậm chí là rất nóng.

Tuy nhiên, trà quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, thậm chí có thể dẫn tới ung thư thực quản. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng uống đồ uống nóng trên 65°C có thể gây ung thư. Vì vậy, những người bạn thích uống trà nóng phải bỏ thói quen này và đợi cho đến khi nhiệt độ của trà giảm xuống.

4 thói quen uống trà cực kỳ hại, đặc biệt là thói quen đầu tiên có thể gây ung thư - Ảnh 2

2. Thích trà đặc

Caffeine có trong trà đặc thường quá mức, có thể dễ gây ra nhịp tim nhanh. Ngoài ra, trà đậm đặc còn có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương ở người uống trà.

Nếu bạn uống trà đặc trong thời gian dài, vì hàm lượng axit oxalic trong trà mạnh có thể tăng lên rất nhiều, lượng hấp thụ vào cơ thể cũng tăng lên, sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

3. Thích uống trà trước khi đi ngủ

Do caffein, theophylline và các chất khác trong trà được cơ thể con người hấp thụ, chúng có thể tạo ra các tác động kích thích rõ rệt lên hệ thần kinh trung ương của con người, khiến tinh thần con người hưng phấn, thậm chí khiến con người mất ngủ vào ban đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.

4 thói quen uống trà cực kỳ hại, đặc biệt là thói quen đầu tiên có thể gây ung thư - Ảnh 3

4. Thích uống trà mới

Cái gọi là trà mới dùng để chỉ những lá trà được hái chưa đầy một tháng. Do trà mới chưa đạt đủ thời gian nên có chứa một số chất có tác dụng phụ với cơ thể như polyphenol, andehit, chưa được oxy hóa hết rất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, người dễ bị đau dạ dày nếu uống trà mới dễ bị nóng bụng.

Vì vậy xét về góc độ sức khỏe, trà cũ có giá trị hơn trà mới.

https://phunusuckhoe.vn/4-thoi-quen-uong-tra-cuc-ky-hai-dac-biet-la-thoi-quen-dau-tien-co-the-gay-ung-thu-c25a355424.html
Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.