Bộ trưởng GD&ĐT: Sẽ đưa môn Công nghệ thông tin vào chương trình học bắt buộc

Tuổi trẻ
Bộ GD&ĐT sẽ đưa môn Công nghệ thông tin vào chương trình học bắt buộc từ cấp 3 để tạo nên một thế hệ “công dân toàn cầu”.

Đưa Công nghệ thông tin thành môn học bắt buộc

Bộ GD&ĐT sẽ kiên trì với chủ trương tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, không chỉ trong mùa dịch này mà còn phát triển trong thời gian tiếp đó.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Bộ GD&ĐT sẽ đưa môn CNTT vào chương trình học bắt buộc từ cấp 3, cùng với môn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để từ đó tạo nên một thế hệ “công dân toàn cầu” có kiến thức kỹ năng về CNTT, chuyển đổi số và trình độ tiếng Anh để hội nhập tốt với thế giới".

Bộ trưởng GD&ĐT: Sẽ đưa môn Công nghệ thông tin vào chương trình học bắt buộc - 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Người đứng đầu ngành Giáo dục ghi nhận những nỗ lực các cơ sở giáo dục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt là việc thực hiện dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong thời gian dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên Bộ trưởng cho rằng, nếu chỉ riêng ngành Giáo dục thì dù cố gắng đến mấy cũng sẽ khó thực hiện bởi hạn chế về điều kiện tài chính, hạ tầng… Do vậy, sự đồng hành, hỗ trợ của ngành Thông tin và Truyền thông là vô cùng quan trọng, thiết thực, đặc biệt ở thời điểm hiện tại.

Bên cạnh sự nỗ lực của các địa phương, các cơ sở giáo dục còn phải kể tới vai trò của các tập đoàn, công ty công nghệ trong việc bước đầu tạo ra một nền tảng cơ bản cho chuyển đổi số ngành Giáo dục.

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số nói chung, đặc biệt liên quan đến ứng dụng công nghệ trong dạy học qua internet, trên truyền hình; để chủ trương, các hoạt động hỗ trợ hợp tác giữa hai Bộ thực sự thiết thực, hiệu quả, tạo đột phá trong chất lượng giáo dục.

Chuyển đối số ngành Giáo dục

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong những năm gần đây, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước, cả trước mắt và lâu dài.

Theo Bộ trưởng, nếu đội ngũ giáo viên, học sinh được đào tạo về kỹ năng chuyển đổi số và thực hành tốt về công nghệ sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển của chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bộ trưởng GD&ĐT: Sẽ đưa môn Công nghệ thông tin vào chương trình học bắt buộc - 2

Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin, chuyển đổi số ngành giáo dục.

Để thực hiện được nhiệm vụ chuyển đổi số ngành Giáo dục, Bộ trưởng đề cập đến 4 nhóm việc cần tập trung chỉ đạo. Trước hết là phải thống nhất nhận thức của đội ngũ giáo viên, học sinh và những người có liên quan để cùng quyết tâm thực hiện.

Thứ 2 là có được nền tảng CNTT đồng bộ, từ máy chủ, đường truyền, băng thông, cũng như các ứng dụng để vận hành hệ thống, bài giảng, công nghệ quản lý, kế hoạch, chương trình, nội dung…

Thứ 3 là cơ chế chính sách. Bên cạnh cơ chế chính sách chung của quốc gia, ngành Giáo dục đã có nhiều văn bản, chính sách liên quan đến nội dung này. Đầu tiên là chính sách đối với giáo viên. Trong chuẩn giáo viên vừa được ban hành, có một tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó là các quy định, thông tư đã được ban hành với bậc đại học về dạy và học từ xa.

Riêng đối với bậc phổ thông, đặc biệt cấp học thấp, phương thức truyền thống là tương tác để phát triển phẩm chất, năng lực là rất quan trọng. Dạy học qua internet, trên truyền hình là một trong những phương thức bổ trợ, để tạo nên môi trường sinh thái cho việc dạy học, tạo ra một nền tảng để học tập suốt đời cho những công dân trong tương lai.

Ngoài ra, cũng phải có chính sách để huy động lực lượng xã hội. Đối với dạy học qua internet, dạy học trên truyền hình, một mặt nhà nước đầu tư, mặt khác phải huy động từ nguồn lực xã hội. Nếu thiếu chính sách tạo động lực này, chủ trương chuyển đổi số trong ngành Giáo dục không thể thành công.

Thứ 4 là những người trong ngành phải am hiểu về kỹ năng sử dụng công nghệ mới trong dạy và học, đặc biệt là các công nghệ liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Bộ trưởng cho biết, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra những hướng dẫn cho giáo viên một cách bài bản để việc áp dụng công nghệ đạt hiệu quả.

4 nhóm yếu tố này mà tốt thì chủ trương số hóa và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục sẽ tốt. Từ đó tạo nên thành công trong việc chuyển đổi số ngành Giáo dục. Đây là tiền đề quan trọng để chuyển đổi số thành công trong nhiều lĩnh vực khác”, Bộ trưởng khẳng định.

https://vtc.vn/giao-duc/bo-truong-bo-gddt-se-dua-mon-cong-nghe-thong-tin-vao-chuong-trinh-hoc-bat-buoc-ar536043.html
“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024" với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, bao gồm: "Ba tiên phong, sáu trọng tâm".
Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ những công việc đơn giản đến những lĩnh vực phức tạp. Sự phát triển vượt bậc của AI khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, vẫn có "pháo đài" nghề nghiệp mà AI khó có thể thay thế con người, nơi sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội đóng vai trò then chốt.
Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sáng của lòng nhân ái. Với tấm lòng bao dung và sự kiên trì, chị đã mang đến hàng ngàn bữa ăn ấm áp cho những người vô gia cư, lao động nghèo và bệnh nhân khó khăn…
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.
"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.