Cách nào giảm thiệt hại do xâm nhập mặn?

Kinh tế
Thời gian vừa qua, người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải gồng mình chống chọi với đợt xâm nhập mặn khốc liệt nhất trong lịch sử. Ngoài triển khai các phương án ứng phó khẩn cấp, các bộ, ngành, địa phương cũng đang rốt ráo tìm giải pháp bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp nhận kinh phí hỗ trợ ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn từ đại diện chương trình Phát triển Liên hợp quốc. Ảnh: Ngọc Hà

Khẩn cấp ứng phó, bảo đảm đời sống người dân

Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, làm 39.000ha sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại, 95.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt... Trong đó, 5 tỉnh: Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp… Dự báo trong thời gian tới, xâm nhập mặn tiếp tục đe dọa sinh trưởng, năng suất của 332.000ha lúa, 136.000ha cây ăn quả, 158.900 hộ có nguy cơ cao bị thiếu nước sinh hoạt…

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, bảo đảm không để bất kỳ hộ dân nào bị thiếu nước sinh hoạt, bảo đảm đủ nước cho vùng sản xuất; tuyệt đối không để bùng phát dịch bệnh do thiếu nước…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre Bùi Văn Lâm cho biết, tỉnh đã đầu tư, lắp đặt thiết bị lọc mặn tại các công trình cấp nước sinh hoạt; vận chuyển nước ngọt từ địa phương khác về cung cấp cho người dân… Còn tại Kiên Giang, tỉnh đã vận hành 55 cống ven sông Cái Bé và 17 cống vùng U Minh Thượng để ngăn mặn giữ ngọt; triển khai gia cố, đắp mới 70 đập ngăn mặn bảo vệ lúa; tiếp tục đắp 83 đập đề phòng nước mặn xâm nhập sâu hơn…

Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống, nâng công suất nhà máy để bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho 9.000 hộ dân… Tỉnh Cà Mau khẩn cấp xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung và hỗ trợ nhân dân dụng cụ trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt… Tỉnh Sóc Trăng đã lắp đặt thêm 115km đường ống để cấp nước cho hơn 4.000 hộ dân vùng thiếu nước ngọt; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện 604km đường ống để bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho 22.400 hộ dân trong năm 2020…

Ngoài sự chủ động của các địa phương, Bộ NN&PTNT đã đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa các công trình: Cống Âu Thuyền Ninh Quới, cống Vũng Liêm, Trạm bơm Xuân Hòa… vào hoạt động để kiểm soát xâm nhập mặn hơn 83.000ha và giảm tác động ảnh hưởng hơn 300.000ha đất canh tác... Các đơn vị quân đội đã vận chuyển hàng trăm nghìn mét khối nước ngọt cấp cho nhân dân vùng thiếu nước sinh hoạt. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã ký thỏa thuận với Bộ NN&PTNT hỗ trợ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 185.000 USD để ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn…

Bên cạnh đó, Tổng cục Khí tượng thủy văn cũng đã tăng cường dự báo, cảnh báo sớm, giúp các địa phương kịp thời điều chỉnh lịch thời vụ sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo nông dân sử dụng các bộ giống lúa ngắn ngày, chủ động trữ nước tưới… Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên nên mức độ thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra trong năm 2020 giảm hơn so với cùng thời kỳ năm 2016, cho dù mức độ xâm nhập mặn năm nay khốc liệt hơn.

Đề xuất nhiều giải pháp ứng phó

Ngoài triển khai các giải pháp ứng phó khẩn cấp, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng công trình để ngăn mặn, giảm thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra. Cụ thể, tỉnh Bến Tre đã đầu tư hơn 6.100 tỷ đồng triển khai dự án Quản lý nước Bến Tre, với mục tiêu kiểm soát mặn cho 204.270ha đất tự nhiên và cấp nước ngọt cho hơn 207.000 hộ dân…

Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra theo hướng bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải thực hiện đồng bộ giải pháp công trình và phi công trình. Cụ thể, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; tiếp tục gia cố cống, đập, đê bao và bờ bao ngăn mặn, làm nhiều hồ trữ nước ngọt… Người dân phải tuân thủ khuyến cáo của địa phương về thời vụ; sử dụng giống lúa chịu hạn mặn tốt nhất…

Các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, cập nhật, điều chỉnh các loại quy hoạch, nhất là thủy lợi, giao thông... Đối với sản xuất nông nghiệp, các tỉnh cần chuyển dịch lịch thời vụ để né hạn mặn; sử dụng giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với hạn mặn; mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả hơn cây lúa...

Ở góc độ khác, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, không thể vì thời điểm hạn hán, xâm nhập mặn khắc nghiệt đỉnh điểm như năm nay mà đưa ra các quy hoạch chống lại thiên nhiên. Hay nói cách khác, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần có giải pháp thích ứng hơn là phòng, chống…

Liên quan vấn đề này, TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang chia sẻ: Rút kinh nghiệm từ hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo đóng cửa các cống ngăn mặn ngay từ thời điểm còn nước ngọt bên ngoài cửa cống. Nhờ vậy, người dân tỉnh Kiên Giang giảm bớt khó khăn vì thiếu nước ngọt…

Như vậy, để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng chọn giải pháp phòng, chống hay thích ứng đang là vấn đề đặt ra cho các bộ, ngành, địa phương ngay từ thời điểm này…

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/961650/cach-nao-giam-thiet-hai-do%C2%A0xam-nhap-man
Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thông tin, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Trong bối cảnh phát triển mới, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị, đẩy mạnh du lịch sinh thái được cho là những giải pháp hữu hiệu.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.