Công an làm việc với gần 700 trường hợp tung tin sai về Covid-19

Bạn đọc
Hơn 2 tháng qua, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng tránh luôn được các cơ quan chức năng cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, trên mạng xã hội vẫn liên tục xuất hiện nhiều thông tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng về dịch bệnh gây hoang mang dư luận.

Bên cạnh đó các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh.

cong an lam viec voi gan 700 truong hop tung tin sai ve covid-19 hinh 1
Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội) triệu tập một thanh niênđăng tải thông tin thất thiệt về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. (Ảnh: CACC)

Thống kê của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900.000 thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều đối tượng cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Đơn cử như việc, các đối tượng đã tung tin sai lệch việc bệnh nhân thứ 17 mắc Covid-19 tham dự khai trương hãng thời trang Uniqlo tại phố Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội nhưng thực chất bệnh nhân đã được cách ly từ ngày hôm trước...

Đại úy Phí Văn Thanh, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao cho biết:“Chúng ta đang chống dịch bệnh thì các đối tượng càng gia tăng phát tán các thông tin giả, thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Vì vậy chúng tôi luôn phải làm việc với tinh thần cao nhất để chống loại "virus" này”.

Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là: thiết lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản Facebook… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam. Các thủ đoạn phát tán tin sai lệch khá đa dạng, từ thông tin gây sốc về số người chết do mắc Covid-19 tại Việt Nam, đến "tự chế" hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả… từ đó kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời lợi dụng “khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để lồng ghép các thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết đã góp nhặt, chia sẻ những thông tin sai sự thật, thậm chí là thông tin của các trang mạng phản động trên trang Facebook cá nhân, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Nguy hiểm hơn, các đối tượng xuyên tạc, lợi dụng tình hình dịch bệnh, kêu gọi người dân không tin vào các kênh truyền thông chính thống của Việt Nam.

Thượng tá Nguyễn Thành Lợi, Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho biết, các thế lực thù địch dùng tất cả mọi điều kiện, mọi cơ hội để chống phá. Vì vậy các đối tượng lợi dụng triệt để tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19 để công kích Chính phủ. Chúng cho rằng Chính phủ bưng bít thông tin; cho rằng năng lực điều hành của Chính phủ trong chống dịch bệnh là yếu kém… từ đó gây ra sự hoảng loạn trong quần chúng nhân dân và gây mất niềm tin và chia rẽ nhân dân với Đảng.

Trước tình hình đó, hơn 2 tháng qua, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật. Đã có hơn 300 đối tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian mạng bị cơ quan chức năng xử lý.

Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Công ty Luật Intercode cho rằng, để xảy ra tình trạng vừa nêu, một phần chúng ta chưa xử lý quyết liệt đối với các đối tượng này, việc xử phạt chưa mang tính răn đe cao.

Luật sư Nguyễn Phú Thắng cho rằngcần phải truyền thông mạnh mẽ hơn nữa đối với các trường hợp vi phạm đã bị xử lý nhất là trong bối cảnh hiện nay khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Đồng thời các cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa bởi các quy định pháp luật đã phân quyền đến các quận, huyện để xử phạt những hành vi này.

Cùng với đó, UBND các quận, huyện, công an các quận, huyện, xã cần phải tích cực hơn nữa trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Có như thế tình trạng thông tin giả, thông tin thất thiệt trên mạng mới bị đẩy lùi.

Để chung tay chống lại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, bên cạnh nỗ lực của lực lượng Công an nhân dân trong công tác đấu tranh xử lý các đối tượng vi phạm, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, lên án những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho xã hội./.

https://vov.vn/phap-luat/cong-an-lam-viec-voi-gan-700-truong-hop-tung-tin-sai-ve-covid19-1027194.vov
Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Mặc dù pháp luật đã quy định mức phạt cụ thể về các hành vi học hộ, thi hộ, sử dụng công nghệ cao để gian lận trong thi cử nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người vẫn bất chấp vi phạm. Việc thuê người học hộ, thi hộ, gian lận có khả năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.
Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận được với nhiều thông tin. Tuy nhiên, trong hàng vạn thông tin trên mạng xã hội, có không ít thông tin không chính xác, xấu, độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cả cơ quan nhà nước, gây mất trật tự xã hội, hoang mang trong dư luận. Đặc biệt, những loại thông tin này khó ngăn chặn từ đầu mà các cơ quan chức năng chỉ có thể hậu kiểm, xử lý hậu quả.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.