Dạy học trực tuyến, truyền hình: Mạnh ai nấy làm

Tuổi trẻ
Cả nước hơn 14 tỉnh, thành phố, đơn vị đang phát sóng chương trình dạy học qua truyền hình, nhưng mỗi nơi dạy học một khác chưa thống nhất về nội dung.

"Mạnh ai, nấy làm"

Tính đến thời điểm này, 29/63 tỉnh, thành phố đang cho học sinh THPT tới trường học tập trực tiếp, 34 địa phương còn lại quyết định cho học sinh từ mầm non tới THPT nghỉ học, thậm chí một số nơi cho nghỉ đến giữa tháng 4/2020.

Tuy nhiên, hiện mới chỉ có hơn chục địa phương tổ chức dạy học qua truyền hình. Tại Hà Nội, từ ngày 9/3, Sở GD&ĐT phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố dạy ôn tập cho học sinh lớp 9, lớp 12. Đến nay Hà Nội là địa phương duy nhất tổ chức việc dạy học kiến thức mới, các bài học tiếp nối trước kỳ nghỉ cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12, trong khi các địa phương khác chỉ dạy học sinh cuối cấp gồm lớp 9, lớp 12.

Một số tỉnh, thành phố khác dạy học qua truyền hình khác là: Hoà Bình dạy học sinh lớp 9, lớp 12 (từ 14/3), Thừa Thiên - Huế học sinh lớp 9, lớp 12 (từ 16/3), Đà Nẵng dạy học sinh lớp 12 từ (16/3); Nam Định dạy học sinh THCS qua truyền hình, lớp 12 qua Youtube (từ 3/3); Nghệ An dạy học sinh lớp 9, lớp 12 (từ 15/3); Thái Bình dạy học sinh lớp 9, lớp 12 (từ 16/3); Vĩnh Long dạy học sinh lớp 12 từ ngày 21/2.

Quảng Nam chỉ dạy học sinh lớp 12 (từ 16/3); TP.HCM dạy học sinh lớp 9, lớp 12; Bắc Ninh dạy học cho học sinh lớp 9, lớp 12 bắt đầu từ 20/3. Mới đây có thêm Tuyên Quang xin tiếp sóng phát chương trình học của Đài Phát thành- Truyền hình Hà Nội…; hai đơn vị riêng biệt là Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Kỹ thuật số VTC.

Trong khi đó, có địa phương lại rất “đủng đỉnh”, không tổ chức dạy trên truyền hình mà chỉ dạy thí điểm qua internet cho một vài trường trong hàng nghìn trường phổ thông của địa phương, như Thanh Hóa. Còn việc dạy học qua internet (trực tuyến) mới được triển khai ở số ít trường. Chủ yếu các trường này chủ động thực hiện, không có sự chỉ đạo nhất quán, nên hiệu suất và chất lượng nhìn chung chưa cao.

Dạy học trực tuyến, truyền hình: Mạnh ai nấy làm - 1

Dạy học qua truyền hình cần thống nhất hơn giữa các tỉnh, thành phố.

Đa số các trường (cả đại học lẫn phổ thông) đều lúng túng với cách dạy học trực tuyến còn quá mới mẻ. Không ít trường có quan niệm rất đơn giản về dạy học trực tuyến. Ví dụ như thầy không cần giảng mà để học sinh tự học, thầy giao bài tập qua điện thoại thông minh và trò nộp bài cho thầy cũng qua điện thoại thông minh.

Có trường tuy gọi là học trực tuyến nhưng tỉ lệ tham gia chỉ 60- 70%. Có em do khó khăn về kinh tế, gia đình không có khả năng mua các dụng cụ học tập nên không tham gia.

Đợi Bộ GD&ĐT chỉ đạo

Ngày 23/3, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam gửi thư đề nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cần ban hành quy định rõ các nội dung dạy trên các kênh truyền hình quốc gia và địa phương; bám sát chương trình giáo dục phổ thông được Bộ ban hành, phải kế tiếp với những nội dung học trước mùa dịch và bắt buộc tất cả học sinh (trừ những trường được Bộ công nhận đủ điều kiện dạy học trực tuyến) phải học trong thời gian nghỉ đến trường trong mùa dịch.

Hiệp hội cho rằng, Bộ GD&ĐT cần trình Chính phủ sớm cho phép Bộ chủ trì và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng phương án dạy học trên truyền hình, cho học sinh phổ thông trong cả nước được đồng đều… Sớm thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới phương thức dạy và học trong mùa dịch Covid-19, thống nhất hoạt động này trong cả nước, chứ không chỉ dừng ở các hoạt động riêng biệt ở từng địa phương, từng trường như hiện nay.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, điều kiện kinh tế, địa lý giữa 63 tỉnh, thành phố còn nhiều chênh lệch khác nhau. Hà Nội có lợi thế là trước đây có kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy học trên truyền hình nên phần nào đi đầu trong cả nước.

Dạy học trực tuyến, truyền hình: Mạnh ai nấy làm - 2

Học sinh Hà Nội học qua truyền hình (Ảnh: Q.B)

Các địa phương khó khăn hoàn toàn có thể xin tiếp sóng phát lại các chương trình dạy học này. Không nhất thiết mỗi địa phương phải có một kênh riêng để dạy học, cái khó là phải đảm bảo được 100% học sinh tham gia.

Để đảm bảo việc học qua truyền hình, trực tuyến được thống nhất, Bộ GD&ĐT cần sớm có hướng dẫn và quy định hai việc: Dạy học qua truyền hình là dạy kiến thức mới hay ôn tập bài cũ; kết quả dạy học được đánh giá thế nào. Như vậy mới đảm bảo được tính thống nhất và nghiêm túc thực hiện của Sở GD&ĐT, giáo viên, học sinh, PGS Trần Xuân Nhĩ cho hay.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, để chủ động thực hiện chương trình giáo dục trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020, Bộ GD&ĐT đang cho rà soát, tinh giản nội dung dạy học thuộc chương trình học kỳ 2 để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình khi học sinh trở lại trường.

Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể hóa nội dung tinh giản theo hướng phát triển năng lực và kiến thức cơ bản, đảm bảo thống nhất chung trong cả nước. Căn cứ vào đó, các địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm thực hiện chương trình trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020.

Đồng thời, Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ đang xây dựng hướng dẫn dạy học qua internet, trên truyền hình áp dụng cho học kỳ 2 năm 2020, đảm bảo tinh gọn, tiện ích, đáp ứng yêu cầu chất lượng theo chuẩn đầu ra của chương trình.

Theo đó, các địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học qua internet, trên truyền hình theo chương trình giáo dục đã được tinh giản.

Để thực hiện được thống nhất, Bộ đề nghị các Sở GD&ĐT tuyển chọn và gửi các bài giảng đã dạy trên truyền hình địa phương về Đài truyền hình Việt Nam để phát sóng trên toàn quốc, tạo điều kiện để học sinh cả nước cùng học qua truyền hình. Từ đó sẽ rút ngắn được thời gian hoàn thành chương trình theo khung thời gian năm học trước ngày 15/7 và lùi kỳ thi THPT quốc gia 2020 đến ngày 8-11/8.

Video: Học sinh lớp 9 nói gì về việc học qua truyền hình?. Nguồn VTC14

https://vtc.vn/giao-duc/day-hoc-truc-tuyen-truyen-hinh-manh-ai-nay-lam-ar535608.html
“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024" với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, bao gồm: "Ba tiên phong, sáu trọng tâm".
Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ những công việc đơn giản đến những lĩnh vực phức tạp. Sự phát triển vượt bậc của AI khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, vẫn có "pháo đài" nghề nghiệp mà AI khó có thể thay thế con người, nơi sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội đóng vai trò then chốt.
Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sáng của lòng nhân ái. Với tấm lòng bao dung và sự kiên trì, chị đã mang đến hàng ngàn bữa ăn ấm áp cho những người vô gia cư, lao động nghèo và bệnh nhân khó khăn…
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.
"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.