Du học sinh tại Ấn Độ: Đi xe máy, thèm ăn thịt

Tuổi trẻ
Ít người có thể tưởng tượng cuộc sống của những sinh viên Việt ở Ấn Độ - họ đi xe máy đi học và thèm bữa cơm đủ thịt thà rau dưa bình thường.

Nhắc đến cuộc sống du học, có lẽ nhiều người liên tưởng ngay đến ngôi trường xinh đẹp ở những thành phố cổ kính châu Âu, những campus hiện đại đầy sinh viên Mỹ một chiều nắng, cuối tuần đi biển hay vào công viên chơi với Kangaroo ở châu Úc.

Vì thế mà ít người có thể tưởng tượng ra cuộc sống của sinh viên Việt ở Ấn Độ. Họ đi xe máy đi học và thèm bữa cơm đủ thịt thà rau dưa.

Thèm cơm có thịt

Ẩm thực luôn là mối quan tâm hàng đầu bên cạnh học hành, làm thêm của các du học sinh. Nếu như du học sinh các nước phương Tây than thở “ăn thịt và hoa quả thay rau” thì các bạn ở Ấn Độ lại thèm “cơm có thịt” và khao khát đồ ăn Việt nếu phải sống trong ký túc xá trường.

Thảo Nguyên, du học sinh ngành Thương mại, Đại học K.J. Somaiya, Mumbai cho biết, trong số các du học sinh ở bang Maharashtra, chỉ có mình bạn theo học một trường ở trung tâm thành phố Mumbai, còn các bạn khác về hết thành phố bên cạnh. Nguyên phải ở trong ký túc xá.

Ngặt một nỗi trường quy định sinh viên trọ trong ký túc xá phải ăn ở căng-tin. Căng-tin này không cung cấp đồ ăn mặn, chỉ có đồ ăn chay. Trong khi đó, đồ Ấn thường bỏ nhiều gia vị (hồi, quế, tỏi, ớt..) nên cay và nóng. Vì thế lúc mới sang Nguyên gầy ốm vì ăn không được. Quanh quẩn hàng ngày cũng chỉ ăn cơm rang, chapatti, các loại dal (hạt đậu) nấu. Đây đều là những món ít cay ít gia vị mà Nguyên có thể ăn.

Những lúc thèm đồ ăn mặn thì phải đặt qua mạng từ những cửa hàng thức ăn nhanh. Nhưng điều này cực kỳ hạn chế vì ký túc xá cấm không được mang thịt vào, bảo vệ thường xuyên kiểm tra và các cửa hàng bán đồ ăn mặn tại Ấn đa số chỉ bán thịt gà hoặc thịt cừu.

Qua mấy năm học ở Ấn, món các sinh viên ăn nhiều nhất chắc sẽ là thịt gà, vì ở đây chỉ có thịt gà là phổ biến và dễ mua nhất, thịt cừu không phải ai cũng ăn được.

Mumbai vốn là thành phố có chi phí đắt đỏ, thỉnh thoảng các bạn mới có thể order thức ăn từ nhà hàng bên ngoài, vì học bổng của sinh viên theo học bổng chính phủ như Thảo Nguyên khá thấp, công việc làm thêm khó tìm, không phổ biến như các nước Âu Mỹ nên túi tiền không rủng rỉnh để thường xuyên ra ăn hàng.

Du học sinh tại Ấn Độ: Đi xe máy, thèm ăn thịt - 1

Các bạn du học sinh Việt Nam tại Ấn Độ.

Cách thủ phủ Mumbai chừng 3 tiếng đi ô tô, du học sinh ở Pune - thành phố khác thuộc bang Maharashtra, Nam Ấn may mắn hơn. Ở đây có khoảng 30 du học sinh và tăng ni sư người Việt đang theo học. Các bạn có học bổng được phép thuê trọ ở ngoài trường, do ký túc xá không đủ chỗ.

Vì thế họ không bị gò bó về việc ăn uống, có thể ăn chay hay mặn tùy ý. Để tiết kiệm, các bạn sinh viên Việt Nam thường tự đi chợ mua đồ ăn về nấu theo kiểu Việt. Cũng có đầy đủ cả gà, cá, heo, bò hay hải sản,…

Tuy nhiên để tìm được gia vị hay đồ ăn chuẩn Việt thì không dễ. Gạo Ấn độ cũng là loại gạo rời (để phù hợp với kiểu ăn trộn sốt hoặc làm cơm rang của Ấn) và hay có mùi hôi, khó tìm loại giống gạo Việt Nam. Thêm vào đó, ẩm thực Đông Á như Việt, Hàn, Trung, Thái ở đây không nhiều.

Các sản phẩm mì bún miến phở hay gia vị để có thể nấu đồ ăn Việt không phổ biến như ở các nước Úc, Mỹ, Châu Âu. Sản phẩm nhập khẩu giá lại rất đắt không phù hợp với túi tiền của du học sinh.

Sản phẩm nhập khẩu giá rất đắt không phù hợp với túi tiền của du học sinh. Do vậy, bạn cũng đừng bất ngờ khi thấy sinh viên Việt vẫn mang cả bột canh, bún khô, chả giò, măng nấm, bột bánh,… sang đây.

Với các thành phố lớn của Ấn Độ, bạn dễ dàng tìm được các quán bán đồ ăn nhanh như KFC, McDonald, Pizza. Nhưng đến các thị trấn nhỏ hoặc vùng núi thì khó tìm được hàng bán thịt. Cách duy nhất là bạn phải tự mang theo đồ ăn nếu muốn ăn đồ Ấn.

Đi xe máy đi học

Hình ảnh tàu điện ngầm, xe bus hay thậm chí xe ô tô riêng là các phương tiện được du học sinh Việt ở các nước phát triển lựa chọn để đến trường. Còn ở Pune, Ấn Độ thì khác. Các bạn chọn đi xe máy.

Ở Ấn Độ tàu và xe bus khá thông dụng… nhưng chỉ là với người bản địa bởi phương tiện công cộng ở đây luôn trong tình trạng quá tải.

Hình ảnh những chuyến xe bus hay tàu điện chen chúc người ở Ấn Độ nổi tiếng khắp thế giới. Dù giá phương tiện công cộng ở đây khá rẻ, giá vé xe bus trong thành phố chỉ khoảng 3 rupee (1000 VND) nhưng lại không hấp dẫn các bạn du học sinh Việt.

Khí hậu nóng, người và đồ đạc, hàng hoa ken dày đặc trên tàu, lại không có điều hòa nên sẽ khó mà thấy sự thoải mái nào, chứ đừng nói đến lãng mạn với các phương tiện công cộng này.

Những đường phố không bằng phẳng, nhỏ hẹp, dày đặc phương tiện và tắc đường diễn ra hàng ngày khiến các bạn sinh viên khi sang học tại Ấn Độ rỉ tai nhau sắm cho mình chiếc xe máy. Với sinh viên, đây là phương tiện di chuyển tuyệt vời và vừa túi tiền nhất ở xứ này.

Vĩnh Phú, du học sinh ngành thương mại Đại học Pune cho biết các bạn sinh viên thường đi xe máy đi học, đi chợ và chơi loanh quanh. Xe máy ở đây rẻ, dễ mua, có thể mua lại của cộng đồng sinh viên hoặc ra cửa hàng xe cũ, với giá khoảng 20.000 - 25.000 rupi (dưới 10 triệu đồng tiền Việt) là có chiếc xe ga chạy tốt.

Học xong bạn có thể tặng hoặc bán lại cho những sinh viên khác. Phú may mắn được đàn anh đi trước tặng cho chiếc xe máy tay ga đậm chất vintage.

Du học sinh tại Ấn Độ: Đi xe máy, thèm ăn thịt - 2

Di chuyển bằng xe máy.

Di chuyển bằng xe máy ở các thành phố của Ấn Độ khá phổ biến nên xe máy phù hợp với du học sinh, khiến các bạn có cảm giác như đang ở Việt Nam. Cảnh sát và người dân Ấn Độ thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên và người nước ngoài. Các bạn ít khi gặp trục trặc khi lưu thông trên đường.

Nếu muốn rẽ sang đường mà quên bật xi nhan hoặc trót lấn vạch khi dừng đèn đỏ, cảnh sát thường chỉ ra nhắc nhở bạn chú ý đừng tái phạm, để đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác.

Có lần, xe của một nữ sinh viên Việt hết xăng giữa lúc đèn đỏ (vì tắc đường quá lâu), người dân Ấn Độ sẵn sàng chở bạn đến cây xăng gần đó, tìm can nhựa để mua xăng về đổ vào xe. Thi bằng lái ở Ấn độ thủ tục rườm rà nên các bạn chỉ cần mang bằng lái xe của Việt Nam (có song ngữ Việt - Anh).

Ba năm du học ở Ấn Độ có lẽ không dài nhưng đó sẽ là quãng thời gian khó quên, với chiếc xe máy làm bạn và có thể cả những bữa cơm chay, hay nỗi nhớ đồ ăn Việt Nam da diết. Những trải nghiệm độc đáo không đâu có được.

https://vtc.vn/du-hoc/du-hoc-sinh-tai-an-do-di-xe-may-them-an-thit-ar551794.html
“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024" với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, bao gồm: "Ba tiên phong, sáu trọng tâm".
Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ những công việc đơn giản đến những lĩnh vực phức tạp. Sự phát triển vượt bậc của AI khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, vẫn có "pháo đài" nghề nghiệp mà AI khó có thể thay thế con người, nơi sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội đóng vai trò then chốt.
Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sáng của lòng nhân ái. Với tấm lòng bao dung và sự kiên trì, chị đã mang đến hàng ngàn bữa ăn ấm áp cho những người vô gia cư, lao động nghèo và bệnh nhân khó khăn…
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.
"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.