Giao dịch bằng tiền mặt có thể lây nhiễm COVID-19, chuyên gia nêu 4 khuyến cáo hạn chế lây bệnh

Tuổi trẻ
Tiền không chỉ có nguy cơ lây COVID-19, mà còn lây nhiều bệnh khác nhau vì trên bề mặt tiền khi giao dịch, nhất là ở chợ có nhiều vi khuẩn bám trên bề mặt.

Dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới số người mắc và tử vong do dịch bệnh này liên tục gia tăng, còn tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận 134 trường hợp dương tính với COVID-19.

Đến nay, đường lây nhiễm COVID-19 được xác định là do giọt bắn từ người bệnh sang người lành và do tiếp xúc các bề mặt làm lây lan virus. Ngoài các tiếp xúc bề mặt thông thường như thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng, chuột máy tính) hay tay nắm cửa,… thì giao dịch thương mại bằng tiền mặt cũng là một trong những nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Theo khuyến cáo của WHO, virus Sars-Cov-2 có thể tồn tại trên bề mặt của những đồng tiền đã qua sử dụng giống như bất kỳ loại bề mặt nào khác. Bởi vậy, mọi người cần rửa tay ngay sau khi giao dịch, không đưa tay lên mắt mũi miệng, hạn chế giao dịch bằng tiền giấy, nhất là tiền đã qua sử dụng.

Giao dịch bằng tiền mặt có thể lây nhiễm COVID-19, chuyên gia nêu 4 khuyến cáo hạn chế lây bệnh - Ảnh 1

Các giao dịch tiền mặt dễ lây bệnh, nhất là COVID-19.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên trường ĐH Bách Khoa) cho biết, tiền giấy đã qua giao dịch rất bẩn, chúng chứa nhiều loại vi khuẩn, virus trong đó.

Bởi tiền đã qua sử dụng, có nghĩa là đã được giao dịch. Trong khi giao dịch có thể là tại ngân hàng, nhưng cả ở ngoài chợ bán cá, bán thịt mà tay những những bán thực phẩm sống không bao giờ là an toàn và sạch sẽ.

PGS Nguyễn Duy Thịnh cũng chỉ ra thói quen cực xấu của người Việt, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 này sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao. Đó là việc nhiều người khi đếm tiền thường đưa tay lên chấm vào nước bọt rồi đếm tiền trả cho người khác. Do vậy, giao dịch bằng tiền mặt không chỉ nguy cơ lây COVID-19 mà còn nhiều loại bệnh khác.

Để hạn chế lây lan dịch bệnh nói chung, COVID-19 nói riêng khi sử dụng tiền mặt, PGS Thịnh khuyến cáo:

- Từ bỏ thói quen đưa tay lên miệng làm ướt rồi đếm tiền.

- Cần phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nước khử khuẩn sau khi giao dịch.

- Cũng cần tính đến việc khử trùng đồng tiền trong trường hợp cần thiết như một số quốc gia đang áp dụng. Tuy nhiên, cách này về chi phí sẽ tốn kém.

- Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Các giao dịch có thể thanh toán bằng thẻ điện tử hoặc chuyển khoản qua điện thoại.

Giao dịch bằng tiền mặt có thể lây nhiễm COVID-19, chuyên gia nêu 4 khuyến cáo hạn chế lây bệnh - Ảnh 2

Thanh toán qua thẻ là lựa chọn thông minh ở thời điểm này.

Ngoài vấn đề sử dụng tiền mặt, Bộ Y tế đã có những hướng dẫn phòng bệnh cho từng đối tượng, ngành nghề với một số nội dung cần chú ý sau:

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn);

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng;

- Che kín miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay;

- Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục, tích cực vận động cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất, giữ ấm mũi họng, nâng cao thể trạng;

- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở), trong trường hợp cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc;

- Nếu thấy có các biểu hiện sốt, ho, khó thở,… thì cần thông báo để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

- Không tụ tập đến nơi công cộng, đông người.

- Không đi lại ở vùng có dịch, không tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về.

- Đeo khẩu trang đến nơi công cộng.

https://phunusuckhoe.vn/giao-dich-bang-tien-mat-co-the-lay-nhiem-covid-19-chuyen-gia-neu-4-khuyen-cao-han-che-lay-benh-c25a341053.html
“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024" với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, bao gồm: "Ba tiên phong, sáu trọng tâm".
Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ những công việc đơn giản đến những lĩnh vực phức tạp. Sự phát triển vượt bậc của AI khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, vẫn có "pháo đài" nghề nghiệp mà AI khó có thể thay thế con người, nơi sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội đóng vai trò then chốt.
Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sáng của lòng nhân ái. Với tấm lòng bao dung và sự kiên trì, chị đã mang đến hàng ngàn bữa ăn ấm áp cho những người vô gia cư, lao động nghèo và bệnh nhân khó khăn…
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.
"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.