Nước Anh thiếu máy trợ thở để điều trị ca bệnh Covid-19 nặng

Thời sự
VOV.VN - Ít ai ngờ nhưng có một thực tế là nền kinh tế lớn hàng đầu châu Âu – Anh Quốc, lại đang thiếu máy trợ thở rất cần trong cuộc chiến chống Covid-19.

Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây đã hối thúc các nhà sản xuất nước này phải nhanh chóng chế tạo thêm các giường bệnh gắn thiết bị trợ thở trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 hoành hành toàn cầu, trong đó có nước Anh.

Trước thực tế đó, một cựu quan chức của Cơ quan Y tế Quốc gia Anh cho rằng việc nước Anh không có đủ máy thở là điều không thể “tha thứ được” và cảnh báo quốc gia này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thêm thiết bị y tế này.

nuoc anh thieu may tro tho de dieu tri ca benh covid-19 nang hinh 1
Một giường bệnh có trang bị thiết bị trợ thở. Ảnh: PDA.

Huy động mọi phương cách để có thêm nhiều máy thở

Các kỹ sư Anh đã được lệnh phải vạch kế hoạch sản xuất thật nhanh thêm nhiều máy trợ thở. Anh đang lo ngại các cơ sở cấp cứu sẽ chịu áp lực nặng nề nếu dịch Covid-19 gia tăng cấp độ nghiêm trọng tại đây.

Hiện tại có Anh đã có những cuộc thương lượng với các cơ sở y tế tư nhân để có thể được tiếp cận các giường bệnh của họ trong trường hợp khẩn.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho hay, thứ mà Cơ quan Y tế Quốc gia Anh cần hơn hết là máy trợ thở cho bệnh nhân. Ông này thừa nhận việc tạo thêm các máy này là rất phức tạp và chính quyền Anh đang nỗ lực sắm được thật nhiều máy thở ở mức có thể trong khi tiến hành cả việc chế tạo máy này.

Bộ trưởng Hancock thừa nhận, ông không bảo đảm được mỗi người Anh cần máy trợ thở đều có một cái.

Khi được hỏi về kho máy trợ thở, ông Hancock cho biết, nước này hiện có khoảng 5.000 máy nhưng vẫn cần số lượng nhiều hơn thế nhiều lần. “Chúng tôi nói rằng nếu quý vị mà sản xuất được một máy thở thì chúng tôi sẽ mua. Không có con số nào quá cao”.

Bộ trưởng Hancock cho biết thêm: “Chúng tôi đã nói chuyện với toàn bộ các công ty về vấn đề này. Nhu cầu rất là cao. Bất cứ bên nào có khả năng thì đều được khuyến khích sản xuất máy trợ thở”.

Chủ tịch Hiệp hội Y tế Anh, Chaand Nagpaul, cho hay nước Anh có số giường bệnh điều trị tích cực chỉ bằng 1/4 của nước Đức và “xuất phát điểm của Anh, thật không may, là thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu khác”.

Tiến sĩ Nagpaul cho hay, việc Anh thiếu máy trợ thở so với các nước khác là hậu quả của “một thập kỷ thiếu ngân sách”.

Ông Nagpaul nói với Sky News: “Điều thực sự quan trọng hiện nay là chúng ta thấy một cách minh bạch Chính phủ có những kế hoạch gì để mở rộng năng lực đó... Dĩ nhiên tôi lo lắng. Cách đây hơn 2 tuần, tôi nói rằng tình hình có thể diễn biến hết sức mau lẹ và bây giờ điều đó đã thành hiện thực”.

Giải pháp tình thế

Chủ tịch Nagpaul bổ sung: “Và do vậy, hiện nay, điều chúng ta cần làm là thực hiện một số quyết định một cách quyết đoán về việc phân bổ nguồn lực khan hiếm đó theo cách tốt nhất có thể, cho những bệnh nhân thực sự cần đến máy thở... Và điều đó đòi hỏi một số quyết định lớn về việc ngừng các chăm sóc thường lệ không khẩn cấp...”.

Cựu quan chức Roy Lilley của Cơ quan Y tế Anh cho hay nước này hiện có khoảng 4.000 giường bệnh điều trị tích cực và việc gia tăng thêm số giường bệnh này là một “vấn đề thực sự”, khi mà phần còn lại của thế giới cũng đang lùng mua các thiết bị hỗ trợ thở này để đối phó với dịch Covid-19.

Ông Lilley nói với Sky News: “Đây là thiết bị lớn, đắt tiền và các bệnh viện không đầu tư nhiều vào đây. Thế rồi đột nhiên đất nước có nhu cầu lớn phải mua thật nhiều máy thở tương tự như các bệnh viện khác của châu Âu và trên thế giới”.

Theo Lilley, nhà cung cấp máy thở lớn nhất thế giới là Mỹ, nhưng Mỹ cũng đang đối mặt với Covid-19 nghiêm trọng và cần máy thở để giải quyết nhu cầu riêng của mình. Nhà cung cấp lớn thứ 2 là New Zealand nhưng ông Lilley cho hay, nước này đã phải “lo” cho khu vực Đông Nam Á.

Nhà cung cấp lớn thứ 3 là châu Âu, nhưng Lilley nghi ngờ khả năng EU sẽ không bán thiết bị cho Anh bởi vì Anh đã rời EU.

Cựu quan chức Lilley cùng đề cập vấn đề mua linh kiện, phần nhiều là từ Trung Quốc, và vấn đề né các quy định về bằng sáng chế. Nhưng ông thừa nhận “điều này không dễ dàng”.

Bộ trưởng Y tế Anh cho biết, một dự luật về các thẩm quyền khẩn cấp để ứng phó với sự bùng phát dịch Covid-19 sẽ được công bố vào hôm 19/3 và chi tiết sẽ được chia sẻ sau đó.

Trong bối cảnh thiếu thiết bị như thế này, các lựa chọn khác của Anh là cấm tụ tập đám đông và đóng cửa trường học để ngay virus SARS-CoV-2 lây lan thêm./.

https://vov.vn/the-gioi/nuoc-anh-thieu-may-tro-tho-de-dieu-tri-ca-benh-covid19-nang-1024141.vov
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.
Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta tự hào về Đảng quang vinh và sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết
Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.