Sở GD&ĐT Hà Nội 'nới lỏng' thu phí học online, trường tư trút được nỗi lo

Tuổi trẻ
Việc Sở GD&ĐT Hà Nội đồng ý các trường ngoài công lập thoả thuận với phụ huynh về mức thu phí học online, giúp các trường tư trút được nỗi lo.

Ngày 17/3, Sở GD&ĐT Hà Nội đồng ý cho các trường tư thỏa thuận với phụ huynh học sinh về các khoản thu phát sinh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính công khai và phải được sự đồng thuận từ phụ huynh.

Trong đó, Sở quy định tiền hỗ trợ học online, tiền học phí đã thu và tiền học phí các tháng học còn lại (sau khi học sinh trở lại trường) không vượt quá tổng số tiền học phí cả năm mà trường thông báo từ hồi đầu năm học.

Việc điều chỉnh này được nhiều trường ngoài công lập đánh giá là bước nới lỏng giúp các trường, có thêm nguồn thu kinh phí để duy trì hoạt động trong thời gian học sinh nghỉ dài ngày đầy khó khăn này.

Sở GD&ĐT Hà Nội 'nới lỏng' thu phí học online, trường tư trút được nỗi lo - 1

Hà Nội đang tổ chức dạy học qua truyền hình cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12.

Cô Văn Lê Na, Hiệu trưởng trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cho biết, việc học sinh nghỉ học giữa mùa dịch là vấn đề bất khả kháng không ai mong muốn. Như các trường công lập, được Nhà nước bao cấp toàn bộ về mặt kinh phí hoạt động, không phải trả tiền thuê mặt bằng, thuê nhân công… sẽ "dễ thở" hơn.

Với các trường ngoài công lập, việc tự chủ tài chính là vấn đề sống còn và không phải đơn vị nào cũng quá dư dả để chi trả cho vận hành hệ thống khi 2-3 tháng không có học sinh đến lớp.

Để tránh xảy ra tình trạng lạm thu, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định rất chặt chẽ, các trường “không thu quá so với mức học phí công bố đầu năm học”. Do vậy các trường muốn thu phí hỗ trợ học online nhiều nhất cũng chỉ trong ngưỡng 1-2 triệu đồng/học sinh. Vì đầu năm học, các trường đều đã thông báo mức học phí vừa vặn cho 9 tháng học, không đơn vị nào lường trước được dịch bệnh để tính chênh lệch giá tiền trước.

Các trường ngoài công lập hy vọng phụ huynh sẽ phần nào hiểu và cùng chia sẻ khó khăn với nhà trường, cũng như tạo động lực cho các cô giáo dạy học trực tuyến hiệu quả cao hơn nữa, cô Na bày tỏ.

Thông tin Bộ và Sở cho biết việc thu phí học online là do thoả thuận với phụ huynh, khiến nhiều trường tư vui mừng. Bà Lê Thị Bích Dung, Phó Hiệu trưởng trường THCS Newton (Hà Nội) cho biết, dù mức thu tiền hỗ trợ học online không nhiều, nhưng đây cũng là hành lang pháp lý giúp các trường giảm bớt được gánh nặng về tài chính. Bởi nếu không có nguồn thu các trường không thể hoạt động.

Đồng thời, việc cho các trường được thu học phí dạy online cũng như ghi nhận những công sức giảng dạy trực tuyến của các thầy cô, có chất lượng thì mới có thu tiền. Khoản thu này cũng sẽ giúp cho các thầy cô giáo có thêm thu nhập, chuyên tâm hơn trong giảng dạy.

Ngoài ra, bà Dung cũng nhấn mạnh, trường đã công bố mức học phí 10 tháng/năm từ trước khi khai giảng. “Do vậy, nếu có thu thêm cũng không phát sinh quá số tiền ban đầu đã công bố. Và đó chỉ gọi là khoản hỗ trợ chí phí dạy online. Sau khi các em đi học trở lại, trường sẽ không thu thêm bất cứ khoản nào, dù các em sẽ dự kiến học đến giữa tháng 7/2020”.

Thời điểm này, giáo viên phải theo sát học sinh hơn, giúp các em nắm chắc kiến thức ngay khi học online, học trên truyền hình. Làm tốt được việc này thì khi các em nhập trường trở lại, chúng ta sẽ không mất quá nhiều thời gian để ôn tập lại những bài đã dạy, bà Dung nói.

Cô Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng trường Đoàn Thị Điểm cho biết, chính sách này giúp trường tư dễ thở hơn trong mùa dịch Covid-19.

Tuy nhiên việc có nên thu thêm học phí online hay không phải tính toán rất kỹ lưỡng. Vì vấn đề tài chính luôn nhạy cảm với phụ huynh và nhà trường. Riêng hệ thống trường Đoàn Thị Điểm luôn đặt học sinh và phụ huynh lên trên, nhà trường lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các gia đình.

"Phụ huynh và nhà trường sẽ cùng ngồi lại để tính toán và xây dựng một mức thu phù hợp với tình trạng thực tế, điều này cần sự thống nhất cao. Nếu một trong hai bên không đồng ý thì tuyệt đối không được phép thu, vì Bộ GD&ĐT nêu rất rõ "các trường và phụ huynh tự quyết, nó nằm ngoài khoản thu đầu năm học", bà Hiền nhấn mạnh.

Ngày 13/3 Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường không được thu bất cứ một khoản tiền nào trong quá trình học online do giáo viên nhà trường tổ chức; kể cả việc ban đại diện cha mẹ học sinh ủng hộ dưới bất kỳ hình thức nào.

Tuy nhiên, điều này vấp phải sự phản đối của nhiều trường ngoài công lập. Các trường cho rằng nếu không có nguồn thu thì không có tiền trả lương cho giáo viên, khi họ vẫn ngày đêm cống hiến và thiết kế bài giảng phục vụ học sinh.

Bên cạnh đó, nếu không có chính sách khuyến khích hay hỗ trợ kịp thời cho giáo viên thì buộc họ sẽ phải làm nhiều nghề khác. Điều này rất nguy hiểm cho các trường ngoài công lập khi phải gồng mình chống đỡ với dịch Covid-19. Thậm chí nhiều trường lo lắng khi giáo viên nghỉ dạy đi làm nghề khác thì sau dịch sẽ không có giáo viên đi dạy.

Video: Nhiều trường phải học online để phòng chống virus corona

https://vtc.vn/giao-duc/so-gddt-ha-noi-noi-long-thu-phi-hoc-online-truong-tu-trut-duoc-noi-lo-ar534050.html
“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024" với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, bao gồm: "Ba tiên phong, sáu trọng tâm".
Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ những công việc đơn giản đến những lĩnh vực phức tạp. Sự phát triển vượt bậc của AI khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, vẫn có "pháo đài" nghề nghiệp mà AI khó có thể thay thế con người, nơi sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội đóng vai trò then chốt.
Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sáng của lòng nhân ái. Với tấm lòng bao dung và sự kiên trì, chị đã mang đến hàng ngàn bữa ăn ấm áp cho những người vô gia cư, lao động nghèo và bệnh nhân khó khăn…
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.
"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.