Trục lợi bảo hiểm đang ngày càng trở thành vấn nạn lớn ở Việt Nam

Bạn đọc
(KNT) - Liên quan đến vụ giết người nhằm trục lợi bảo hiểm ở Lâm Đồng mới đây, trao đổi với phóng viên KNT, Ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm VN khẳng định: Hãy dừng lại trước khi quá muộn

Lời khai lạnh người của Bí thư xã giết người, đốt xác phi tang

Sáng 11/5, Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức họp báo cung cấp thông tin kết quả ban đầu vụ giết người đốt xác trên ô tô, dựng hiện trường giả trên Quốc lộ 28, đoạn qua xã Đắk Som, huyện Đắk G'Long.

Hiện trường vụ án mạng ngụy tạo hiện trường giả

Hiện trường vụ án mạng ngụy tạo hiện trường giả

Công an tỉnh Đắk Nông thông tin, khoảng 5h sáng 4/5, tại Km 146+300 thuộc bon B’Nơ, xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, người dân phát hiện xe ô tô bán tải BKS 51C-715.70 bị cháy, bên trong có một thi thể người bị cháy xém.

Tiếp nhận thông tin, Công an Đắk Nông khẩn trương tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để truy tìm tung tích nạn nhân.

Căn cứ kết quả giám định và thông tin thu thập, công an xác định nạn nhân là anh Trần Nho Vương (SN 1995, trú thôn Đan Hà, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng). Chủ nhân chiếc xe ô tô bị cháy là của ông Đô Văn Minh (SN 1971, Bí thư Đảng ủy xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng).

Toàn cảnh buổi họp báo cung cấp thông tin

Ngày 4/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đắk Nông đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; đồng thời xác lập chuyên án, huy động lực lượng, tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để điều tra.

Ngày 10/5, Công an Đắk Nông đã điều tra khám phá vụ án, tiến hành bắt giữ thủ phạm gây án là đối tượng Đỗ Văn Minh, đang lẩn trốn tại TP. Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước).

Tại cơ quan công an, Đỗ Văn Minh khai nhận là thủ phạm thực hiện hành vi giết anh Trần Nho Vương.

Sau khi ra tay sát hại anh Vương, đối tượng Minh tạo hiện trường giả bằng cách đưa nạn nhân lên xe ô tô đốt xác phi tang. Hiện Công an tỉnh Đắk Nông củng cố hồ sơ để khởi tố bị can, điều tra vụ án theo quy định của pháp luật.

Trục lợi bảo hiểm ngày càng trở thành vấn nạn lớn ở Việt Nam

Mấy ngày qua, nhiều báo đưa tin về vụ việc một người ở tỉnh Lâm Đồng tên Đỗ Văn Minh giết người “mượn xác” với mục đích trục lợi bảo hiểm nhân thọ, gây xôn xao dư luận. Số tiền bảo hiềm ông Đỗ Văn Minh mua là 9 tỷ đông, quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp tử vong do tai nạn sẽ được chi trả gấp đôi, tức là 18 tỷ đồng.

Còn nhờ cách đây đúng 4 năm, vào tháng 5/2016, cả nước xôn xao vụ người phụ nữ ở Hà Nội thuê người chặt tay và chặt chân, sau đó tạo hiện trường giả bị tai nạn tàu hóa cán để đòi tiền bảo hiểm 3,5 tỷ đồng. Vụ này không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, mà nhiều báo nước ngoài cũng đưa tin.

Trục lợi bảo hiểm đang ngày càng trở thành vấn nạn lớn ở Việt Nam
Trục lợi bảo hiểm đang trở thành vấn nạn

Tự hủy hoại thân thể để trục lợi bảo hiểm ở nước ngoài cũng có, nhưng việc thuê người khác chặt đứt hẳn 1 cánh tay và 1 cẳng chân lành lặn như ở VN để lấy tiền bảo hiểm, quả thật quá “dũng cảm” khiến thế giới phải sửng sốt.

Vụ chặt chân tay này công an điều tra ra được, vì dấu vết rõ ràng. Còn có nhiều vụ tự hủy hoại thân thể để nhận tiền bảo hiểm, việc điều tra cực kỳ khó khăn, và khi không chứng minh được hành vi trục lợi của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả quyền lợi bảo hiểm.

Cách đây hơn 1 năm, vào đầu năm 2019, có vụ một người phụ nữ mua gần như cùng lúc 9 hợp đồng bảo hiểm ở 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác nhau. Sau đó khoảng 1 tháng người này bị “tai nạn” do dao chặt cụt ngón tay cái. Số tiền bảo hiểm nếu đòi được từ tất cả hợp đồng đã mua sẽ lên tới vài tỷ đồng.

Trước đó, ở một địa phương có một người đàn ông mua bảo hiểm nhân thọ một thời gian ngắn thì bị “tai nạn” bằng việc chặt đứt ngón tay cái. Anh này mua bảo hiểm ở một doanh nghiệp bảo hiểm, và dù nghi ngờ nhưng không thể chứng minh được hành động cố tình tự hủy hoạt thân thể để trục lợi. Doanh nghiệp bảo hiểm đó đã phải chi trả cho trường hợp này 300 triệu đồng.

Nhưng chưa hết, vài tháng sau, anh này lại tiếp tục bị “tai nạn” bằng việc cụt nốt ngón tay cái bàn tay kia, và lại nhận được tiếp 300 triệu đồng nữa. Tổng cộng anh này nhận được 600 triệu đồng cho 2 ngón tay cái.

Nghiêm trọng hơn, chỉ một thời gian ngắn khoảng một năm sau đó, vẫn tại làng quê đó nhưng ở làng bên, đã xảy ra liên tiếp gần 10 trường hợp cũng mua bảo hiểm và sau đó bị “tai nạn” cụt ngón tay với những lý do khác nhau (chặt dừa, chặt cây, cưa, chặt giò heo…). Đây là hiện tượng rất bất thường căn cứ trên những dữ liệu theo dõi từng khu vực thị trường và các thống kê chuyên môn của ngành bảo hiểm.

Cuối năm 2019, có trường hợp 1 người đàn ông trong 1 khoảng thời gian ngắn mua 15 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại 10 nghiệp bảo hiêm nhân thọ, và sau đó một thời gian khiếu nại đòi quyền lợi bảo hiểm ung thư. Tổng số tiền chi trả quyền lời bảo hiểm ung thư từ 15 hợp đồng này tới gần 10 tỷ đồng. Đánh giá về nhiều yếu tố, chúng tôi thấy có nhiều điểm bất thường, nghiệp bảo hiểm nếu không tìm ra bằng chứng trục lợi, sẽ chi trả quyền lơi bảo hiểm.

Nhưng nhận tiền rồi, đừng vội mừng, bởi nếu bạn nhận quyền lợi bảo hiểm đó, vì dù kế hoạch của bạn có tinh vi đến đâu, hồ sơ mua bảo hiểm và yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm của bạn có chặt chẽ đến đâu, cũng sẽ có những sơ hở. Có thể trong tương lai khi nghiệp bảo hiểm phối hợp với các bên liên quan điều tra tìm được bằng chứng, bạn (và cả người đã tiếp tay cho bạn) sẽ vướng vòng lao lý.

Trục lợi bảo hiểm đang ngày càng trở thành vấn nạn lớn ở Việt Nam
Bí thư xã nợ hơn 10 tỷ đồng, sát hại cháu, đốt xe để lấy tiền bảo hiểm 18 tỷ đồng

Điều 213 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội “Gian lận bảo hiểm” quy định hành vi gian lận (trục lợi) bảo hiểm chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 500 triệu đ trở lên là bị phạt tù từ 3 đến 7 năm. Điều này chả ai muốn, nhưng hãy dừng lại trước khi quá muộn!

Hàng năm, các doan nghiệp bảo hiểm chi trả hàng ngàn tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm. Đơn cử như năm 2019, các nghiệp bảo hiẻm nhân thọ đã chi trả hơn 24.000 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm. Nếu cộng cả chi trả quyền lợi bảo hiểm sức khỏe của các doan nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì tổng số tiền chi trả lên tới 30 ngàn tỷ đồng.

Không ai có thể nói được trong đó có bao nhiêu tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả cho khách hàng trục lợi bảo hiểm. Nhưng có một nghiên cứu giai đoạn từ năm 2007-2013, có khoảng 52.860 vụ trục lợi với số tiền trên 530 tỷ đồng trong bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam (đó là những vụ doanh nghiệp bảo hiểm điều tra phát hiện được ra bằng chứng, vì thế từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm hoặc khách hàng sau khi biết bị phát hiện tự rút yêu cầu đòi quyền lợi bảo hiểm).

Có một khảo sát khác ước tính có từ 4%-6% hồ sơ chi trả quyền lợi bảo hiểm có dấu hiệu trục lợi của khách hàng, tuy nhiên doanh nghiệp bảo hiểm không có bằng chứng rõ ràng để từ chối chi trả nên vẫn thực hiện chi trả cho khách hàng.

Trong trục lợi bảo hiểm, chia làm 2 loại : trục lợi “cứng” (hard fraud) và trục lợi mềm (soft fraud, hay còn gọi là trục lợi cơ hội).Trục lợi cứng là hành vi khi một người cố tình lập hồ sơ khiếu nại cho một vụ tổn thất không có thật, tự hủy hoại (tài sản, thân thể…) đề đòi bồi thường.
Trục lợi mềm (trục lợi cơ hội) là việc có sự kiện bảo hiểm xảy ra thật, nhưng người được bảo hiểm kê khai tăng khiếu nại của họ (trong bảo hiểm con người, ví dụ như việc ngụy tạo chứng từ để kê khai tăng số ngày nằm viện, các dịch vụ chữa bệnh điều trị mà trên thực tế người được bảo hiểm không sử dụng…).

Sẽ có thêm nghề thám tử bảo hiểm

Ở các nước phát triển, nghề thám tử bảo hiểm rất phát triển và có thu nhập tốt. Những cảnh sát điều tra, bác sỹ… sau khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác có thể làm rất hiệu quả công việc này.

Hy vọng ở Việt Nam trong tương lai không xa, Nhà nước cũng sẽ cho phép loại nghề nghiệp này xuất hiện, mang lại sự phát triển lành mạnh cho bảo hiểm – một ngành kinh tế quan trọng tại bất kỳ quốc gia phát triển nào.

Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Mặc dù pháp luật đã quy định mức phạt cụ thể về các hành vi học hộ, thi hộ, sử dụng công nghệ cao để gian lận trong thi cử nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người vẫn bất chấp vi phạm. Việc thuê người học hộ, thi hộ, gian lận có khả năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.
Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận được với nhiều thông tin. Tuy nhiên, trong hàng vạn thông tin trên mạng xã hội, có không ít thông tin không chính xác, xấu, độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cả cơ quan nhà nước, gây mất trật tự xã hội, hoang mang trong dư luận. Đặc biệt, những loại thông tin này khó ngăn chặn từ đầu mà các cơ quan chức năng chỉ có thể hậu kiểm, xử lý hậu quả.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.