Cần xem xét việc hỗ trợ, trợ giá sách giáo khoa

Tuổi trẻ
Thường vụ Quốc hội đề nghị nhà nước quan tâm lộ trình bình ổn giá sách giáo khoa, tương xứng chất lượng nhưng không nên quá cao nếu không sẽ ảnh hưởng đến người dân.

Chiều 16/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, chủ trương xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa đạt kết quả tích cực, đến nay Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; 7 sách giáo khoa môn học tự chọn do các nhà xuất bản tổ chức biên soạn, đánh dấu sự thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.

Cần xem xét việc hỗ trợ, trợ giá sách giáo khoa - 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: Quochoi.vn)

Về nhiệm vụ Bộ GD&ĐT được giao tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa bằng ngân sách nhà nước gặp khó khăn. Bộ đã hai lần tổ chức đấu thầu tuyển chọn tác giả theo quy định nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên không tuyển chọn được đủ số lượng tác giả, hoặc không thống nhất được khi thương thảo hợp đồng.

Do đó, Bộ GD&ĐT đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách sử dụng ngân sách nhà nước nữa.

Riêng khoản kinh phí 16 triệu USD vốn vay Ngân hàng Thế giới và 1 triệu USD vốn đối ứng dự kiến để biên soạn sách giáo khoa, hiện vẫn chưa sử dụng đến, Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất phương án sử dụng đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Đề nghị Chính phủ quan tâm giá sách

Tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, công tác thẩm tra của Chính phủ không nêu giá sách giáo khoa, nhưng đây là vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm.

Hiện các sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt là sách giáo khoa xã hội hóa do các nhà xuất bản công lập tự chủ tài chính phát hành. Vì vậy, vấn đề giá bán sách giáo khoa cần được Chính phủ quan tâm thích đáng.

Theo đánh giá của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nhìn chung, các nhà xuất bản có sách giáo khoa được phê duyệt thực hiện đúng quy định, nghiêm túc việc kê giá với Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT. Bộ Tài chính cơ bản chấp thuận bản kê giá của các nhà xuất bản.

Kết quả khảo sát cho thấy, tuy đơn giá tính trên mỗi trang in biến động không nhiều nhưng giá của cả bộ sách giáo khoa mới có cao hơn giá của cả bộ sách lớp 1 hiện hành từ 3,3 lần đến 3,7 lần (sách giáo khoa mới có giá từ 179.000 đồng/bộ đến 199.000 đồng /bộ bao gồm cả sách điện tử, trong khi sách giáo khoa hiện hành có giá là 54.000 đồng/bộ).

Nguyên nhân sự chênh lệch giá là do bộ sách giáo khoa lớp 1 mới có số lượng quyển nhiều hơn, kỹ thuật trình bày, in ấn có thay đổi so với bộ sách hiện hành.

Từ kết quả thẩm tra, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sớm xác định nguồn kinh phí hỗ trợ, đối tượng cần hỗ trợ sách giáo khoa (học sinh thuộc diện chính sách và nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt), cung cấp sách giáo khoa cho các thư viện trường phổ thông,...

Cần xem xét việc hỗ trợ, trợ giá sách giáo khoa - 2

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng (Ảnh: Quochoi.vn)

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao việc thực hiện xã hội hoá trong biên soạn sách giáo khoa, về lâu dài có lợi cho người dân. Tuy nhiên, hiện giá sách đắt hơn, tăng 2-3 lần so với giá sách do Nhà nước biên soạn trước đây vì nhiều lý do như chất lượng in, cạnh tranh thị trường...

“Cần quan tâm lộ trình bình ổn giá sách giáo khoa, giá tương xứng chất lượng nhưng không nên quá cao nếu không sẽ ảnh hưởng đến người dân vì gần như nhà nào cũng phải sử dụng”, phải đảm bảo vai trò quản lý Nhà nước, tránh hiện tượng sách dùng một lần gây lãng phí.

Kết luận về nội dung này tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, cho biết trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục phát huy hội đồng thẩm định quốc gia; chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới đào tạo đảm bảo các nội dung liên quan đến văn hóa, nhân cách con người Việt Nam.

Bộ cần quan tâm đến tập huấn giáo viên; tiếp tục lắng nghe ý kiến của cha mẹ học sinh ủng hộ chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa.

Với khoản tiền 16 triệu đô la hiện nay chưa dùng đến vẫn trong tài khoản của Ngân hàng thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị giao cho Chính phủ quản lý và sử dụng sao cho hiệu quả theo đúng luật ngân sách.

Việc Bộ GD&ĐT xin rút không viết sách, bà Tòng Thị Phóng cho rằng trong báo cáo thẩm tra của Quốc hội không sửa đổi nghị quyết nhưng có thể linh hoạt thực hiện; có thể ghi rõ các nhiệm vụ thực hiện từ nay trở đi.

https://vtc.vn//tin-tuc-su-kien/can-xem-xet-viec-ho-tro-tro-gia-sach-giao-khoa-ar546355.html
“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024" với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, bao gồm: "Ba tiên phong, sáu trọng tâm".
Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ những công việc đơn giản đến những lĩnh vực phức tạp. Sự phát triển vượt bậc của AI khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, vẫn có "pháo đài" nghề nghiệp mà AI khó có thể thay thế con người, nơi sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội đóng vai trò then chốt.
Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sáng của lòng nhân ái. Với tấm lòng bao dung và sự kiên trì, chị đã mang đến hàng ngàn bữa ăn ấm áp cho những người vô gia cư, lao động nghèo và bệnh nhân khó khăn…
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.
"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.