Quyết liệt ngăn chặn đầu tư chui, núp bóng

Kinh tế
(KNT) - Tạo dựng tiền đề bằng những hành động cụ thể thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đang tạo dựng hàng loạt cơ chế, chính sách quyết liệt để ngăn chặn tình trạng đầu tư chui, đầu tư núp bóng, kể cả tình trạng chuyển giá ngay từ khâu đầu tư.
Quyết liệt ngăn chặn đầu tư chui, núp bóng
 

Kiên quyết chặn đầu tư chui, đầu tư núp bóng

Quyết tâm chặn tình trạng đầu tư “vốn mỏng”, đầu tư chui, đầu tư núp bóng lại một lần nữa được Chính phủ nhấn mạnh.

Tuần trước, khi ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-TW của Bộ Chính trị về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng các quy định để khắc phục tình trạng đầu tư “vốn mỏng”, đầu tư chui, đầu tư núp bóng.

“Các hiện tượng chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng”, Bộ Chính trị đã nhận định như vậy khi ban hành Nghị quyết 50/NQ-TW. Đây chính là một trong những lý do quan trọng khiến Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh việc phải chặn đầu tư chui, đầu tư núp bóng.

Tuy nhiên, chặn thế nào không phải là chuyện đơn giản, thậm chí phát hiện các thủ đoạn tinh vi này cũng không hề dễ. Cho đến nay, không nhiều thông tin liên quan đến việc các cơ quan chức năng phát hiện ra các hành động đầu tư chui, đầu tư núp bóng.

Mới nhất, cuối năm 2019, Công an Hà Nội báo cáo, đã phát hiện một vụ đầu tư “chui” để chuyển Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố truy tố theo quy định của pháp luật. Cũng qua các công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động này, Công an TP. Hà Nội đã phát hiện 5 thủ đoạn đầu tư “núp bóng” của người nước ngoài trên địa bàn Hà Nội.

Một trong những thủ đoạn đó là đầu tư vốn cho người Việt Nam đứng tên thành lập doanh nghiệp để tổ chức kinh doanh hoặc đầu tư dự án, mua bất động sản nhằm tránh bị kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng; hay lợi dụng các kẽ hở quy định về giám sát nguồn vốn và mục đích đầu tư trong Luật Đầu tư để mua lại vốn sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam được thành lập trước đó để đầu tư “núp bóng”…

Bắt đầu xây dựng rào chắn pháp lý

Trên thực tế, việc chặn đầu tư chui, đầu tư núp bóng đã nhiều lần được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Theo Bộ trưởng, tới đây, theo chiến lược mới về thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư có chọn lọc, kiên quyết từ chối các dự án có dấu hiệu núp bóng đầu tư để lẩn tránh xuất xứ, gian lận thương mại, đồng thời kiểm soát, ngăn chặn chuyển giá ngay từ khâu đầu tư…

Để chặn các hành vi đầu tư “xấu xí” này, hàng loạt barie đã bắt đầu được dựng lên, ngay cả trước khi Thủ tướng Chính phủ chính thức giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các barie này được dựng lên thông qua hàng loạt quy định mới được bổ sung tại Dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi.

Cụ thể, Dự thảo Luật đã bổ sung tới 6 quy định để chặn các dự án đầu tư có nguy cơ gây phương hại đến an ninh, quốc phòng, các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng đến môi trường, cũng như các dự án đầu tư chui, đầu tư núp bóng…

Trong đó, để chặn đầu tư chui, đầu tư núp bóng, Dự thảo Luật bổ sung chế tài xử lý (chấm dứt hoạt động đầu tư) trong trường hợp phát hiện hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở giao dịch giả tạo. Để mạnh tay xử lý, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cũng sẽ bổ sung hành vi này để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý hoạt động đầu tư núp bóng, đầu tư chui.

Nhằm chặn hoạt động chuyển giá từ khâu đầu tư, Dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi đã bổ sung các quy định về việc yêu cầu giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong trường hợp cần thiết để xác định căn cứ tính thuế nhằm góp phần hạn chế tình trạng chuyển giá, trốn thuế.

Để chặn tình trạng vốn mỏng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thực hiện chuyển vốn thông qua tài khoản vốn mở tại Việt Nam. Nội dung này được quy định tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, để xử lý toàn diện tình trạng đầu tư núp bóng, chuyển giá, trốn thuế, xâm hại môi trường..., không thể chỉ xem xét hoàn thiện quy định của Luật Đầu tư, mà cần phải sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan (như các luật thuế, đất đai, lao động, xuất nhập cảnh, chuyển giao công nghệ, môi trường…). Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật này sẽ được Chính phủ chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.

Quyết liệt ngăn chặn đầu tư chui, núp bóng
Luật đầu tư sửa đổi bổ sung quy định liên quan chuyển giao công nghệ, môi trường ngăn chặn đầu tư chui 

“Nghi án” trong xuất khẩu đồ gỗ

Liên quan đến chuyện đầu tư “núp bóng”, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) từng lên tiếng về việc năm 2019, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đồ gỗ và kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng lên nhanh chóng. Năm 2018, con số là 8,91 tỷ USD, nhưng năm 2019, đã tăng lên tới 10,65 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 5,33 tỷ USD, tăng tới 36,9% so với năm 2018. “Nghi án” doanh nghiệp nước ngoài đầu tư để lẩn tránh xuất xứ hàng hóa vì thế đã được nhắc tới.

Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thông tin, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Trong bối cảnh phát triển mới, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị, đẩy mạnh du lịch sinh thái được cho là những giải pháp hữu hiệu.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.